Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Gỏi ốc giác đơn sơ nhưng hấp dẫn du khách gần xa.

Ốc giác là loại hải sản quen thuộc đối với người dân miền biển Phan Thiết, thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phục vụ khác du lịch nhiều nơi và cả dân địa phương. Ngoài cách chế biến đơn giản như luộc, hấp, xào với mì...ốc giác còn được chế biến thành một món rất nổi tiếng tại Phan Thiết đó là món gỏi ốc giác.


Ốc giác mới đánh bắt lên bờ là ốc tươi, thịt ốc tiết ra chất nhờn thì thịt sẽ ngon ngọt hơn tự nhiên. Còn ốc khô ráo là ốc đánh bắt lâu ngày, thịt có mùi hôi.
Mỗi con ốc giác có trọng lượng rất lớn đôi lúc nặng đến 2 kg và có khả năng sống hàng tuần trong nước mặn sau khi đánh bắt. Tuy nhiên, loại làm món gỏi phải mới đánh bắt lên bờ thịt còn tươi, tiết chất nhờn để đảm bảo độ ngọt.


Thịt ốc giác có 2 phần cùi và ruột đều ăn được. Phần cùi có màu trắng trong, nhưng ăn giòn sần sật,  còn ruột có màu nâu nhạt, vị béo, bùi.
Có 2 cách để lấy thịt ốc phổ biến nhất là luộc cả con, sau đó dùng đũa xăm vào, khi chín phần thịt rất dễ lấy ra. Cách thứ 2 là ốc còn sống gỡ thịt ra khỏi vỏ, sau đó lấy phần thịt đi luộc.


Thịt ốc giác luộc chín được sắt thành sợi nhỏ, trộn cùng thịt ba chỉ, đu đủ thái sợi, râu răm, lạc và hành phi...Ngoài ra, cũng có thể chế biến thành gỏi ốc giác hoa chuối hay xoài xanh với vị khác lạ tùy theo sỡ thích và khẩu vị của mỗi người.
Bí quyết của người chế biến món gỏi ốc này nằm ở khâu pha nước cốt chanh và gia vị sao cho giữ được độ chua nhưng vẫn có vị mặn ngọt và nước mắm chế biến công phu để tạo vị đậm đà, tăng vị ngon. Trộn đu đủ, thịt với hổn hợp nước cốt chanh cho đều và bày trí ra đĩa rồi mới để rau râm, hành phi, lạc lên trên.


Khi ăn bạn phải trộn đều đĩa gỏi lên một lần nữa để mỗi đũa gắp đều có đu đủ, ốc giác, thịt ba chỉ, rau râm, hành phi, lạc...tiếp đó chấm vào nước chấm chua ngọt cho vào miệng để thưởng thức hết vị đậm đà của món ăn. Gỏi ốc giác thường được ăn kèm với bánh đa.


Nếu có dịp về Phan Thiết thăm quan, du lịch mời bạn ghé vào các quán ăn đặc sản nơi đây để thưởng thức món gỏi ốc giác hấp dẫn này và bạn sẽ cảm nhận được hương vị tươi ngon của những món ăn miền biển khác nữa. Tuy đơn sơ nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây, món ăn trở nên phong phú và hài lòng mọi du khách gần xa.

Địa chỉ ngon nhất là gần Ga Phan Thiết vào buổi chiều tầm 3h đến 7h tối. Tại đây còn có nhiều món ốc khác nữa.

💞 Có thể bạn quan tâm:

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Trứng mực đặc sản đất Phan - Ăn một lần nhớ mãi!

Trứng mực – một món ăn vặt khá ngon, còn được xem là đặc sản của thành phố biển Phan Thiết.
Trứng-mực-Phan-Thiết

Tôi rất thích món này, khoái khẩu luôn đó.  Ở Sài Gòn không có, nên thèm lắm, về nhà được là í a í ơi: Mẹ ơi, đi chợ nhớ mua trứng mực về ăn nha, thèm quá mẹ ơi”. Là cứ ngồi đó mà đợi, trứng mực cú để mẹ lo hihi

Trứng mực hình thoi, màu trắng đục, ban đầu nhìn có thể lạ lẫm, tuy nhiên khi hấp lên nóng hổi với gừng, đem ra dĩa còn vương vấn một chút khói nóng, sẽ khiến miệng bạn chép chép, dạ dày thì “la” í ới, vì sao thế nhỉ?? Hihi đơn giản là vì trứng mực Phan Thiết quá hấp dẫn. Món này ăn rất đơn giản, chỉ cần chén muối tiêu chanh bên cạnh, dầm thêm trái ớt hiểm cay xè, một đĩa rau răm ăn kèm cho thơm và một đĩa đồ chua là đủ. Thích nhất ăn vào buổi trưa mát, mua về ngồi nhăm nhi xem ti vi hay xế chiều rủ cả hội chị em qua chợ rồi người một dĩa, vừa ăn vừa buôn dưa, lát nhìn lại thì dĩa chất chồng haha
Trứng-mực-hấp-và-chiên

Đặc biệt trứng mực còn được chế biến thành chả. Trứng mực mua về, giã nhuyễn bằng tay, để chả mực có độ dai phải giã đều tay và giã liên tục, cho thêm gia vị như: đường, muối, tiêu và một chút đầu hành đập dẹp, sau đó trộn đều tất cả hỗn hợp gia vị và trứng mực đã được giã nhuyễn lại với nhau, tiếp tục giả cho đến khi trứng mực đã quết lại, sau đó thoa một tí dầu vào cái măm lớn, múc trứng mực đã giã ra măm, dùng tay ép lại thành hình tròn, miếng to hay nhỏ là tùy thuộc vào người bán làm, sau đó cho vào nồi hấp sơ qua và cuối cùng cho vào chảo dầu chiên, chiên đến khi thấy 2 mặt đều vàng thì vớt ra. Lúc này đã có thể đem ra chợ bán (y)

Miếng lớn người bán sẽ cắt ra thành từng miếng nhỏ hình tam giác, lúc ăn châm với tương đen, tương đỏ và thêm chút sa-tế cho cay cay, cũng ăn kèm đồ chua và rau răm luôn. Một đĩa trứng mực bán ngoài chợ làm sẵn từ 10.000 đến 15.000 đồng, cả hấp hay chiên thì cũng đồng giá với nhau.

Trứng-mực-Phan-Thiết-2

Trứng mực thường được bán ở góc đầu đường Lý Thường Kiệt (đầu chợ) hoặc bên trong chợ Phan Thiết. Ngồi lê đường vừa ăn vừa ngắm cảnh sinh hoạt của những người dân buôn ở chợ. Thấy hay hay, ngồi lâu thấy được nhiều chuyện đời lạ lắm (y)

Nói chung là đã tới Phan Thiết phải ăn một lần cho biết nhé các bạn. Bảo đảm sẽ ghiền, sẽ nhớ mãi, không đâu có mà ngon mà rẻ như Phan Thiết quê tôi đâu.

💞 Có thể bạn quan tâm:



Dịch vụ và giá phòng tại Cô Tư's Homestay - phượt Tết 2017!

Các bạn chú ý giúp cô Tư nhé về việc đặt phòng và các dịch vụ vào dịp Tết 2017 nha:
👉 Từ mùng 1 đến mùng 8 tết, giá phòng có chút điều chỉnh nhé! Phòng đơn 1-2 người giá 150k/1 đêm, còn phòng gia đình 4-5 người hoặc phòng dorm 6-7 người thì giá là 70k/1 người nhé!
👉 Những bạn nào đặt phòng tết vui lòng đặt cọc để cô Tư giữ phòng cho các bạn nha!
📞Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng comment/inbox hoặc alo 01688656465 để được tư vấn thêm nhé <3
👌Nấu ăn tại nhà, các bạn có nhiều lựa chọn như báo cô Tư để cô nấu ăn cho các bạn, thèm món nào thì báo món đó, cô Tư "chấp hết" ^^ Ngoài ra, bạn nào muốn ăn hải sản thì có thể báo cô Tư hoặc cô Tư chỉ chỗ cho mua vừa tươi vừa rẻ, đem về cô Tư nấu, các bạn chỉ trả ít tiền nấu là ok! Cô Tư có thể làm được nhiều món như: sò điệp/sò lông nướng mỡ hành, bạch tuột/mực ướp sa tế nướng, tôm nướng muối ớt/mật ong, cá lồi xối mỡ, gỏi ốc giác, gỏi cá mai, lẩu cá, cá lóc hấp/chiên xù, cá nục hấp cuốn bánh tráng, ghẹ hấp, cua rang me...
👌Cho thuê máy, nếu bạn nào đi xe khách ra thì có thể thuê xe máy tại nhà cô Tư với xe số giá 100k/1 ngày, còn tay ga thì 120k/1 ngày! Bạn nào dưới 18 tuổi thì có cub - 50 phân khối cho cày kéo lun hehe. À, nếu ai đi theo nhóm hoặc gia đình muốn đi taxi thì cũng có thể báo Cô Tư nhé vì nhà cô Tư cũng có hỗ trợ cho các bạn dịch vụ xe taxi luôn nha!
👌Giặt giũ quần áo, mỗi lần giặt khoảng 5-6 ký với giá là 50k cho mỗi lần giặt nhé cả nhà, cứ việc chơi bời thoải mái mà lười giặt đồ thì cứ đem đến cho cô Tư kkk
👌Gửi đồ và tắm táp tại nhà cô Tư, có nhiều bạn đem lều theo cắm trại ở chỗ khác nhưng muốn gửi đồ đạc, balo...và muốn về nhà tắm rửa cho sạch sẽ thì cứ ghé nhà cô Tư nhé, cô Tư lấy giá 25k/1 người nha
Cám ơn các bạn đã ủng hộ cho Cô Tư's Homestay :)
From Cô Tư with love <3




Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Đến Phan Thiết nhất định phải một lần nếm thử món Mì Quảng.

Đi ngược đi xuôi ăn khắp mọi nơi không chổ nào Mì Quảng nấu ngon bằng Phan Thiết. Nhắc đến Mì Quảng thì người ta nghĩ đó là một món ăn đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng. Nhưng ít ai biết rằng đó cũng chính là một món đặc sản rất riêng ở Phan Thiết. Nếu ai đó đã một lần thưởng thức món Mì Quảng Phan Thiết thì sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt giữa Mì Quảng của xứ Quảng và Phan Thiết. Khác nhau từ sợi mì cho đến mùi vị, giò heo, thịt vịt...
Với người Phan Thiết, cái hương vị cay cay, ngọt béo của món Mì Quảng sẽ càng thơm ngon hơn khi nấu với thịt vịt (thay vì thịt heo). Miếng thịt vịt mềm, thơm béo và đậm đà hương vị đặc trưng của món Mì Quảng. Mì Quảng vịt Phan Thiết còn được “biến tấu” với các gia vị ăn kèm như: rau thơm, giá trụng, đậu phộng, tương ớt, hay cùng với hủ tiếu là vắt mì vàng...vừa tạo thêm sắc màu cho tô Mì Quảng, vừa tạo thêm vị bùi bùi cho món ăn.


Một tô Mì Quảng vịt vừa nóng, vừa thơm nồng, cắn miếng thịt mềm với vị béo vừa phải cùng với vị cay của ớt, béo của đậu phộng, thơm của rau, bùi của hủ tiếu mì sẽ là một món ăn để lại nhiều xúc cảm, vị giác cho bạn!
Một trong những địa chỉ “Mì Quảng vịt” Phan Thiết được nhiều du khách gần xa tìm đến thưởng thức là quán 129 đường Trần Phú, Phan Thiết. Theo cô chủ quán thì tùy theo sở thích và khẩu vị mà thực khách có thể chọn đùi, ức, chân, cánh, đầu, cổ hay lòng vịt.


Gần 20 năm nêm niếm và sáng tạo món “Mì Quảng Vịt” chủ quán luôn có bí quyết riêng của mình để nấu sao cho món ăn luôn đậm đà hương vị thơm nồng, biết nêm niếm theo từng đối tượng thực khách, vào các dịp cuối tuần hay lễ tết, món Mì Quảng sẽ được nêm mặn một chút để phục vụ số đông khách du lịch khắp nơi, còn với người địa phương sẽ là món Mì Quảng có vị hơi ngọt.


Quán phục vụ liên tục trong ngày với giá từ 15k – 40k/tô tùy nhu cầu của mỏi người. Đến tham quan và trải nghiệm cùng thành phố biển, các bạn hãy một lần thưởng thức món Mì Quảng vịt Phan Thiết nhé!.

💞 Có thể bạn quan tâm:






Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Bánh căn - món ngon dân dã không thể bỏ qua khi tới vùng biển Phan Thiết

Bánh căn Phan Thiết có thể được xem là một trong những món bánh đặc trưng của cư dân vùng biển Phan Thiết. Những nguyên liệu chính tạo nên món bánh điều bắt nguồn và tận thu từ biển như nước mắm, mắm nêm, cá kho, …là những nguyên liệu sẵn có và không thể thiếu được trong bữa ăn của người dân nơi đây.
Bánh-căn-Phan-Thiết-1

Tại sao gọi là bánh căn vậy ta??? Hihi Đây đây, theo sự nghiên cứu của mình sỡ dĩ có tên bánh căn là vì khi chín bánh căn phồng lên, giòn đều ở mặt dưới, xốp mịn ở mặt trên. Đáng lẽ ra sẽ gọi là bánh “căng” mới đúng chính tả nhưng do ngữ điệu địa phương cứ gọi bánh “căn” nên từ đó “chết” cái tên món là vậy luôn. Hihi
Bánh-căn-Phan-Thiết-2


Bánh căn có nét hao hao giống bánh khọt nên các bạn ở tỉnh khác du hí tới Phan Thiết thường nhầm lẫn bánh căn là bánh khọt hihi. Nhưng không phải đâu, 2 món có cách chế biến khác nhau, hương vị cũng khác không lẫn vào đâu được.
Bánh căn cũng làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn như bánh khọt, nhưng dùng khuôn đất và không tráng mỡ vào khuôn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác ăn hoài không ngán, không có cảm giác “ớn” dầu như bánh khọt. Bánh chín được nạy ra, úp hai chiếc vào nhau, ở giữa có hành lá thái nhỏ để bánh dậy mùi thơm. Bánh căn không tính bằng “cái” mà tính “cặp”, do “hình thể” bé nhỏ của nó. Một người có thể ăn từ 6 - 10 cặp là no ứ hự luôn.
Bánh-căn-Phan-Thiết-3
Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung tròn to. Bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, trên đó đặt 8 - 16 chén đất (dùng làm khuôn đổ bột) tùy vào lượng người ăn; phần thân lò để chứa than hồng. Phần thân và khuôn được ngăn cách bằng những mảnh gạch nhỏ được đập vỡ ra để thông gió. Sau khi than đã hừng, đợi lò thật nóng mới cho khuôn lên lò. Thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Mẻ đầu được dùng để thử lò và tráng khuôn. Người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô lại, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín và có thể ăn được. Ăn ngay khi bánh còn nóng hổi, như thế mới ngon.
Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước khoảng từ 6 - 8 tiếng rồi đem xay thành bột loãng. Muốn bánh có độ xốp và tơi thì bí quyết là trước khi đem xay cho thêm vào chút ít cơm nguội. Khi pha bột cũng cần chú ý lượng nước vừa đủ để bánh đạt được độ giòn như ý.
Để thưởng thức món bánh căn một cách hoàn hảo nhất thì không thể thiếu nước chấm – đây gọi là linh hồn của món ăn. Có 3 loại nước mắm thường dùng đó là: nước mắm cá kho, mắm nêm và nước mắm chanh tỏi ớt. Cá kho được dùng thường là cá nục, cá cơm…kho thật nhiều nước, nếm vừa ăn đủ làm nước dùng. Mắm nêm là món mắm khoái khẩu đặc trưng của người miền Trung. Mắm chanh tỏi ớt được chế biến từ nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt, chanh, một số quán để tiện phục vụ người ăn chay thì họ thường pha nước muối thay nước mắm.
Xíu-mại-Phan-Thiết
Bánh căn được ăn kèm với nhiều món nhỏ như: trứng vịt luộc, trứng cút luộc, xíu mại, da heo, cá kho, những món “bé” này góp phần làm món ăn trở nên thú vị và giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn. Và đặc biệt là không thể thiếu những miếng xoài bầm hay khế bầm, tạo thêm vị chua chua, khiến thực khách có cảm giác là lạ, ăn hoài không thấy ngán ngáy. À thiếu thiếu cái gì ấy nhỉ?? Là tóp mỡ, đúng đúng là tóp mỡ, chà chà tóp mỡ của bánh căn hơi “bị” đặc biệt nha. Không dùng mỡ động vật để thắng lên thay vào đó là những mẫu bánh mì khô cắt thành hạt lựu chiên giòn, vừa cắn đã tan vào trong miệng. Thích lắm!
Bánh-căn-Phan-Thiết-4

Bánh căn ăn thấy ngon nhất là vào lúc trời lạnh hoặc lúc mưa, ta nói ngồi ngay cái lò nóng, nhăm nhi vài cặp bánh căn nóng hổi thì ấm lòng hẳn ra, tuyệt cú mèo không gì bằng luôn.
Một số địa chỉ bán bánh căn siêu đông tại Phan Thiết nhé:
-Bánh căn Lân Nguyệt, số 8 Hải Thượng Lãng Ông
-Bánh căn Trần Phú, số 178 Trần Phú
-Bánh căn cô Tuyết, số 139 Lê Hồng Phong
-Bánh căn 18 Ngư Ông


 💞 Có thể bạn quan tâm:



Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Chuyện phiếm vườn nho và lâu đài rượu vang ở xứ người vs xứ ta!

Vineyard - trong tiếng việt nghĩa là vườn nho!
Bạn nào nhà mình từng đi Phan Rang ghé qua vườn nho của chú Ba Mọi rồi? Nếu ai chưa đi thì tranh thủ đi đi nha! Nên đi vào mùa hè, đặc biệt là khoảng cuối tháng tư đầu tháng năm thì trái sẽ nhiều.
Tám chuyện đêm phia một chút...về vườn nho ở xứ người vs xứ ta nà!
Vườn nho ở Phan Rang được trồng theo giàn trong khi vườn nho ở Melbourne, Úc thì lại được ép gọn trồng theo hàng, thẳng tắp cao tầm ngang đầu người...
Ai mún vào vườn nho và thử rượu ở Úc thì nên đi vào tháng 2 hoặc tháng 3 để tham quan vườn nho nhá Kkk. (Mùa hè nước Úc bắt đầu từ tháng 12, rất nóng, nhiệt độ trên dưới 30 độ C trong khi Châu Âu hay các nước như Hàn, Nhật lại lạnh cóng)
Ai yêu thích đọc sách, đặc biệt là sách kinh doanh và có đọc qua cuốn Chiến Lược Đại Dương Xanh sẽ bít thương hiệu rượu nổi tiếng của Úc - Yellow Tail cạnh tranh trực tiếp, thậm chí còn đánh bại cả các nhà sản xuất rượu vang nổi tiếng tại thung lũng Napa, Cali, Mỹ!
Còn ai mê rượu và mún tham quan mô hình làm rượu cũng như vườn nho được mô phỏng lại ở thung lũng Napa thì có thể ghé Lâu Đài Rượu VangPhan Thiết, giá vé chỉ 100k và được thử một loại rượu hoặc bạn có thể mua rượu về làm quà nha Hihi
P/s: Yarra Valley, Mel, Aussie on 24th Dec! Merry Xmas, everyone <3



 💞 Có thể bạn quan tâm:





Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Đến Phan Thiết nhớ ăn bánh nghệ gia truyền

Tới Phan Thiết chỉ nghĩ ngay đến những món như mì quảng, bánh canh, bánh quai vạt… nhưng ít tai biết Phan Thiết còn có một món ngon, độc, lạ và hấp dẫn không kém đó là bánh nghệ Phan Thiết.


Bánh- nghệ- Phan-Thiết



Bánh nghệ bắt nguồn từ Nghệ An, sở dĩ Phan Thiết lại có được cái món ăn nơi quê Bác này cũng là một cái duyên của một người đàn ông nghèo, từ bỏ quê hương Quảng Nam ra Huế làm thuê cho một lò bánh nghệ, nhờ tính tình hiền lành, chăm chỉ nên được chủ lò bánh thương và truyền nghề cho, thời gian sau ông bôn ba tới vùng đất nắng gió và cát này và gặp được một nửa của đời mình, đó chính là mẹ của bà Hoa bánh nghệ - nổi danh ở hẻm số 45 đường Thái Phiên, P.Đức Nghĩa, TP Phan Thiết.
Bà-Hoa-bánh-nghệ-Phan-Thiết


Nhìn chiếc bánh nhỏ nhắn xinh xinh, ai cũng tưởng cách làm đơn giản lắm nhưng đâu biết, để có một măm bánh nghệ đạt "chuẩn" ra lò, phải trải qua nhiều khâu khá là công phu: tầm 6 giờ sáng phải bắt đầu ngâm gạo (ba phần gạo, một phần nếp), sau đó cứ cách một giờ lại thay nước ngâm.
Đến 12 giờ trưa thì cho gạo vào cối xay, sau khi xay xong đổ vào bao rồi dằn cho ráo nước. Đến 5 giờ chiều tháo bột ra, tới 12 giờ đêm thì bắt đầu làm bánh. Để bánh dai và trắng phải chọn loại gạo và nếp thật ngon, phải hấp đi hấp lại cho chiếc bánh được chín đều. Thường, khi gỡ bánh xong là trời cũng tờ mờ sáng, vừa tầm để gánh bánh ra chợ. Nhưng đây là công đoạn của ngày xưa cha va mẹ bà Hoa đã làm, vì thời ấy chả có nhiều mấy móc như bây giờ, cái gì cũng phải làm bằng chính đôi tay, ấy mà tay ta làm ra nó cứ ngon hơn máy móc rất nhiều ý.
Ép-bánh-nghệ

Giờ đã hiện đại hơn, nhà bà Hoa đã “nâng cấp” nghê làm bánh nghệ gia truyền của gia đình bằng việc sắm cối xay điện, có máy ép bánh, không phải chẻ củi chụm lò, quạt quạt, thổi thồi như ngày xưa nữa. Với cả  khách bây giờ cầu kỳ hơn, đòi hỏi mọi thứ phai sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ cần một chút xíu không vừa ý là mất khách. Chính vì thế, bà Hoa luôn dạy các con, có nghề phải giữ lấy nghề, phải buôn bán thật thà và cẩn trọng.
Bánh-nghệ-mới-ra-lò

Bà Hoa có đến sáu người con, chồng mất sớm, một tay bà cùng quán gánh nuôi 6 người con trưởng thành và với bà việc làm và bán bánh nghệ là cách mưu sinh duy nhất để nuôi con. Thời ấy con trai được học nhiều hơn con gái, hai người con đầu của bà đều có nghề nghiệp ổn định. Còn các cô con gái, trừ Năm Huệ phải theo chồng làm nghề biển, ngày ngày ở nhà đan lưới, hai chị Minh và Hiền đều theo cái nghề của mẹ. Năm 15, 17 tuổi, các chị đã bắt đầu mang đôi quang gánh trên vai để tìm “cái ăn” của riêng mình.
Chị-Hiền-con-gái-bà-Hoa

Bây giờ, từ một gánh bánh nghệ nhỏ, nhà bà Hoa đã chia thành ba gánh ở ba góc đường trung tâm thành phố Phan Thiết: bà Hoa và Út Hiền ở ngã tư Nguyễn Huệ - Ngô Sĩ Liên, Hai Minh ở Nam Thạnh Lầu. Vợ chồng Khánh - Đông ở ngã ba Phù Đổng - chợ Phan Thiết. Gánh hàng nào của họ cũng có khách quen, lúc nào cũng hết sớm, tầm 8-9 giờ là hết sạch rồi.
Bánh nghệ giờ đã thành một đặc sản nổi tiếng của Phan Thiết. Dù chỉ là món ăn dân dã, nhưng bánh nghệ của bà Hoa vẫn được nhiều thực khách việt kiều tìm đến thưởng thức mỗi dịp về thăm quê hương.
 💞 Có thể bạn quan tâm: